Các biến đổi xã hội học trong cơ cấu gia đình Hà Nội ảnh hưởng đến nhà ở tái định cư
a) Sự gia tăng cơ động xã hội và cơ động xã hội vê noi ở trong đời sông đô thị hiện đại
Dưới tác động của quá trình đô thị hoá và toàn cầu hoá, đời sống đô thị hiện đại đang biến đổi rất nhanh chóng với nhiều đặc trưng mới vể cấu trúc xã hội, văn hoá và lối sống. Nếu như cấu trúc xã hội, đặc biệt là cấu trúc xã hội nghề nghiệp của cư dân đổ thị đang biên đối và đa dạng hoá thường xuyên, thì những đạc trưng của lối sống, nhịp sống đô thị của họ cũng ngày càng trớ nên sôi động, pha trộn và đa dạng hoá một cách phức tạp hơn.
Trong số những đặc điếm lối sống này, rất dễ nhận thấy nổi lên tính cơ động xã hội của con người đô thị, thể hiện sự vận động, linh hoạt và thích ứng nhanh với hoàn cảnh, điều kiện sống đang biến đổi của họ. ơ đây, khái niệm cơ động xã hội có thể bao hàm nhiều loại hình như: cơ động xã hội vê nghe nghiệp, việc làm, về nơi làm việc, cơ động trong nơi ở, chỗ ở, nhà ở; cơ động trong các hoạt động giao tiếp, kết nối với mạng lưới xã hội,… Trong sô đó sự cơ động trong nghề nghiệp, việc làm, nơi làm việc thương đi kem VƠI sư cơ động về chỗ ở. Ngày nay, người dân, người lao động ơ đo thi, nhat la lớp trẻ có thể thay đổi việc làm, tổ chức hay nơi làm việc vài lần trong năm. Nơi ở vì thế cũng có thể được thay đổi cho phù hợp với công việc, cự ly từ nơi ở đến nới làm việc. Và điều này phụ thuộc khá nhiều vào thị trường nhà ở (bán, cho thuê). Nếu có một thị trường nhà ở hoạt động tốt, thích hợp và đa dạng thì sẽ có thế đáp ứng những nhu cầu đa dạng và biến đổi nhanh về nhà ớ và chỗ ớ cúa người dân, người lao động đõ thị.
Trong sự cơ động về chỗ ở, nơi và loại hình nhà ở lại có nhiéu phương thức thực hiện sự cơ động này, tuỳ thuộc vào các điều kiện kinh tế, xã hội, tâm lý và đặc biệt, liên quan đến các chính sách, các quyết định quản lý và hành chính. Có nghĩa là có những sự cơ động chỗ ớ là do chính người dân quyêt định (một cách tự nguyện). Song cũng có những sự di chuyển, thực hiện sự cơ động nơi ò một cách không tự nguyện, mà là dưới sức ép (bắt buộc) của các quyết định quản lý, hành chính ở đô thị. tái định cư có thể xếp vào loại cơ động xã hội về nơi ở mang tính bắt buộc này.
b) Tái định cư như là một dạng thức cơ động xã hội vê nơi ở. Những nguyên tắc hay yêu cầu đối với sự cơ động/chuyển đổi nơi ở trong điều kiện tái định cư
Quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá hiện đại cũng tất yếu đòi hỏi phải tiến hành nhiều hoạt động nhằm mớ rộng, phát triển, nâng cấp, chỉnh trang các đô thị. Có những dự án phát triển đô thị trên đất nông nghiệp hay phi nông nghiệp. Song cũng có nhiều dự án, đặc biệt là các dự án nâng cấp, chỉnh trang đô thị sẽ phải tiến hành trên các khu dân cư với một số lượng dân cư đã và đang sinh sống ở đây từ lâu đời. Việc di dời họ đến nới ở mới, nhường đất lại cho thành phố, doanh nghiệp, nhà đầu tư xây dựng và phát triển các công trình phúc lợi, dân sinh hay dịch vụ đô thị,… Tức là họ phải tham gia vào quá trình tái định cư phục vụ cho công tác phát triển đô thị.
Như vậy, tái định cư là một dạng của cơ động xã hội về nơi ở, chỗ ở, nhà ở dưới hình thức bắt buộc. Và do vậy nó thường đòi hỏi những chủ thể quản lý phải có những chính sách, những quy tắc và cách ửng xử khác biệt so với các loại hình cơ động xã hội khác.
Trong điều kiện của một nền kinh tế thị trường, nếu nhìn nhận tái định cư như là một sự di chuyển nơi ở thông thường của cư dân (và trong quan niệm của người dân, sự dịch chuyển/cơ động về nơi ớ như vậy là hoạt động bình thường) thì có lẽ không có nhiều điều để bàn. Chỉ có việc chính quyền thành phố cùng với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp phái xây dựng một chính sách đền bù hợp lý, thoả đáng, cùng với việc tạo dựng và phát triển một thị trường nhà ở phong phú, đa dạng đáp ứng được mọi nhu cầu và sự lựa chọn của khách hàng, như đối với bất kỳ hàng hoá nào khác.
Tuy nhiên, trong điều kiện Việt Nam hiện nay, những vấn đề liên quan tái định cư ở đô thị lại rất phức tạp, nhiều thách thức do có sự xen kẽ, đan cài nhiều nhiều vấn đề về thể chế, cơ chế, chính sách, thị trường, quy hoạch, tâm lý, yêu cầu xã hội (như công bằng, công khai minh bạch, đảm bảo an sinh xã hội)….