Các quan điểm cơ bản giải quyết nhà ơ tái định cư
quan điểm 1: Nhà ở nói chung và nhà ở tái định cư cũng là một loại hàng hóa, nhưng là hàng hóa đặc biệt, nó có hai khía cạnh: kinh tế và xã hội. Với thuộc tính xã hội – nhà ở không thể thiếu đối với con người (có an cư thì mới lạc nghiệp); nhưng với thuộc tính kinh tế – chịu sự chi phối của quy luật thị trường, không phải ai cũng có thể mua được nhà ở, nhất là với đối tượng tái định cư. Trong tình hình giá nhà đất lên cao và nhiều biến động như hiện nay thì họ không thể mua nhà. Vì vậy, để các đối tượng tái định cư có cơ hội tạo lập nhà ở, Nhà nước và chính quyền thành phố cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp về các mặt pháp lý – hành chính, mặt bằng đất ở, tài chính và lại suất.
Quan điểm 2: cần thống nhất với nhận thức và cách đặt vấn đề giải quyết nhà ở cho đối tượng tái định cư tại Hà Nội là vừa mang ỷ nghĩa cấp bách vừa mang ý nghĩa kinh tế, xã hội và chính trị sâu sắc. Giải quyết vấn đề này cần có tầm nhìn chiến lược với các phương án cụ thể, vừa mang tính trước mắt, vừa mang tính lâu dài. Trên góc độ đó cần Xây dựng chiến lược với các cơ chế, chính sách phù hợp cho từng giai đoạn nhằm giải quyết một cách thống nhất và đồng bộ vấn đề nhà ở cho đối tượng tái định cư, hơn nữa phải đặt nó trong lộ trình xây dựng và phát triển kinh tế thị trường, có thị trường bất động sản và thị trường tài chính tại Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.
Quan điểm 3: xử lý vấn dề nhà ở cho đối tượng tái định cư tại Hà Nội là trách nhiệm chung của mọi cấp, mọi ngành, trong toàn mọi tổ chức và cá nhân trong toàn xã hội, đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng bộ, Chính quyền, có lộ trình và bước di phù hợp với trình độ phát triển xã hội trong từng giai đoạn, nhằm từng bước nâng cao vững chắc đời sống của bộ phận dân cư đông đảo. Giải quyết vấn đề nhà ở cho họ là trách nhiệm của toàn xã hội, trên cơ sở đồng thuận và cùng hợp lực của các tầng lớp dân cư, các tổ chức xã hội và nghề nghiệp, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng và vai trò tổ chức của Chính quyền. Cần huy động mọi nguồn lực của xã hội thông qua quá trình xã hội hóa phát triển nhà ớ.
Quan điểm 4: Sự hỗ trợ của Nhà nước về cơ chế, chính sách, công tác quy hoạch, phát triển hạ tầng, mặt bằng, đất đai, về lãi suất, thanh toán, tài chính… có vai trò quan trọng tới mức không thể thiếu đối với đối tượng tái định cư tiếp cận nhà ở. Tuy nhiên, sự hỗ trợ phải gắn với cơ chế thị trường, nhằm thúc đẩy hình thành thị trường nhà đất hiệu quả cho đối tượng tái định cư. Nguyên tắc thị trường đảm bảo xử lý hài hòa các mối quan hệ về lợi ích giữa các chủ thể tham gia và do đó, quyết định hiệu quả, thành công của chương trình nhà ở. Vấn đề giải quyết nhà ở cho đối tượng tái định cư là sự kết hợp hài hòa quan hệ ba lợi ích (chính quyền Thành phố – chủ đầu tư hay các doanh nghiệp – người dân). Trong đó, lợi ích cua người dân cần được nhìn nhận như hạt nhân của mối quan hệ đó.
Quan điểm 5: cần có các biện pháp đồng bộ khả thi về kinh tế, kỹ thuật và tổ chức, để đảm bảo việc triển khai các phương án giải quyết nhà ở cho đối tượng tái định CƯ được diễn ra một cách dân chú, công khai, minh bạch, nhà ở cẩn được cung cấp đến đúng đối tượng và phù hợp nhu cầu của đối tượng tái định cư, khắc phục triệt để hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, bóp méo các cơ chế chính sách của Nhà nước để làm lợi cho một nhóm nhỏ xã hội. Nhà ở cho đối tượng tái định cư nhưng không thấp về chất lượng, việc cung cấp nhà ở phải đặt trong chiến lược phát triển bền vững Thú đô, không để vấn đề nhà ớ cho người tái định cư trở thành gánh nặng về kiến trúc và văn minh đô thị trong tương lai. Do đó, phải coi nhà ở cho đối tượng tái định cư là một phần bộ mặt của đô thị Hà Nội, cần đảm bảo tầm nhìn trong mỗi dự án và tổng thể, đảm bảo sự phát triển hiện đại, hài hòa và bền vững.