Các quan hệ xã hội đặt ra cho nhà ở tái định cư – P2
b) Thực tiễn và nhu cấu về các hoạt động “hậu tái định cư”
Một số cuộc điều tra thực trạng đời sống của các hộ dân sau tái định cư cho thấy có không ít vấn đề đặt ra mà để giải quyết thì vai trò của công tác xã hội và công tác phát triển cộng đồng trong quá trình tái định cư cho người dân là rất quan trọng. Nó giúp nâng cao nhận thức của người dân về cuộc sống hậu tái định cư thông qua việc hướng dẫn, cung cấp thông tin về môi trường sống mới, làm quen dần với cuộc sống tại nơi ở mới tái định cư. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta vẫn đang thiếu hẳn đội ngũ nhân viên công tác xã hội chuyên lo những vấn đề hậu tái định cư này.
Trên thực tế, các địa phương, các đơn vị chủ quản, doanh nghiệp và nhà đầu tư thường chỉ làm xong cái nhà tái định cư là… xong. Trong khi đó, những nhóm công tác xã hội lại chưa có hoặc còn rất mỏng và hoạt động không liên tục, không thường trực với dân, không quan tàm tới những ý kiến, tâm tư nguyện vọng của người dân, chưa phát huy được tiêm lực va vai tro hoạt động của các hội đoàn khác tham gia vào quá trinh tái định cư cũng như bảo đảm sự thích ứng và hội nhập của người dân tái định cư tại địa điểm mới.
c)Tái định cư đôi với những người có thu nhập thấp
Đối với nhóm dân cư nghèo, thu nhập thấp, cụm từ “giải tỏa, di dời, tái định cư” không chỉ dừng ở việc di dời họ từ nơi này sang nơi khác và bồi thường cho họ một khoản tiền, mà còn liên qua đến hàng loạt vấn đề về công ãn việc làm, học hành, dịch vụ y tế, dịch vụ đô thị, điều kiện sinh sống, và cả các quan hệ xã hội… Khi thay đổi môi trường ở, họ có hai việc lớn cần tính tới, đó là chỗ ở và công ãn việc làm. Từ một căn nhà lụp xụp (nhưng có cuộc sống tự do), có thể tiền đền bù không đủ cho chỗ ở mới ở nơi tái định cư. Nhà tái định cư là các chung cư cao tầng thường đòi hỏi kỹ thuật xây dựng và quản lý không rẻ. Vì vậy, nhà chung cư tái định cư dành cho người thu nhập thấp là một bài toán cực kỳ khó giải, nhất là về hiệu quả kinh tế. Nếu không có những chính sách hỗ trợ, hệ quả rất có thể là những người nhận căn hộ đó sẽ đem bán ngay cho những người có thu nhập cao hơn và rồi họ lại phải tự xoay sở để tìm một chỗ ở khác rẻ hơn nữa.
Giải pháp cho vấn đề này, theo kinh nghiệm mà thế giới tích lũy cho đến nay, là phải dựa trên những nguyên tắc cơ bản như: một sự nhận thức đúng đắn, một sự can thiệp hợp lý, một chính sách hợp tình, một sự tham dự đầy đủ và một công nghệ thích hợp.
Phải dựa trên sự tham dự đầy đủ của cư dân các cộng đồng vào mọi khâu cúa quá trình tái định cư. Còn công nghệ xây dựng nhà tái định cư cho người nghèo cần có sự tham gia của các tổ chức tư vấn kỹ thuật, hoạt động trên nguyên tắc không vụ lợi.
Phải có những chính sách về đầu tư để cho những loại nhà tái định cư trở thành một thứ hàng hóa được Nhà nước hỗ trợ về chính sách chứ không phải là thứ hàng hoá thông thường để mua bán như lâu nay. Nhà nước sẽ linh động hơn trong việc đặt ra những nhu cầu, yêu cầu và có những chính sách hỗ trợ cho nhà đầu tư. Chính điều đó sẽ làm các nhà thầu nghiên cứu nghiêm túc hơn việc đầu tư như thế nào để vừa bán được nhà vừa có những căn hộ tái định cư đạt yêu cầu do Nhà nước đặt ra. Họ phải chịu trách nhiệm với Nhà nước về môi trường dân sinh, bảo trì bảo dưỡng căn nhà…
Khả năng chi trả của người tái định cư cho nhà mới cũng là một chủ đề chính sách đáng quan tâm. Bởi hầu hết nhà ở của họ thường không có giá trị
cao và nếu có nhận được tiền đển bù cũng không đủ để mua một căn nhà mới. Vì vậy, phải tính đến việc làm loại nhà như thế nào để đảm bảo giá thành không quá cao và có những khuyến khích vể mặt chi trả để người dần có the trả được. Về thiết kế phải đạt yêu cầu đơn giản và tối thiếu nhất cho nhu cầu cuộc sống. Về chi trả, cần có chính sách cho người dân trả góp hoặc vay vốn để xây nhà.