Các vấn đền cần giải quyết
a) Yêu cầu ổn định và phát triển kinh tê, cung cấp điều kiện việc làm phù hợp
Để phù hợp với quy mô, vị trí xây dựng các khu ở tái định cư tập trung sẽ nằm ở khu vực vành đai 3 cho đến vành đai 4 – khu vực phát triển mới. Nơi đây xa các dịch vụ công cộng thành phố và nguồn việc làm dồi dào ở trung tâm. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là làm thế nào để nâng cao vị thế của khu ớ tái định cư bằng việc hình thành các trung tâm thành phố mới, có điều kiện tiện nghi hiện đại, môi trường kinh doanh hấp dẫn, rút ngắn khoảng cách đi lại, giảm bớt những thiệt thòi mà người dân di dời phải gánh chịu.
Bên cạnh đó, các khu ở tái định cư tập trung có quy mô lớn, đối tượng di dời hết sức phức tạp, đa dạng. Do đó, cách thức tạo công ăn, việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân cần phải nghiên cứu phù hợp với trình độ và năng lực của nhiều nhóm đối tượng.
b) Khả năng chuyển hoá không gian ở tái định cư thành môi trường ở có chất lượng đô thị
Nhiệm vụ quan trọng của tổ chức không gian ở tái định cư đó là cung cấp các điều kiện sống cơ bản, cơ hội việc làm cho người dân giai đoạn sau tái định cư. Đồng thời, trong thời gian xa hơn, khi điều kiện kinh tế phát triển, người dân phải được sinh sống trong môi trường ở có chất lượng, tiện nghi cao. Không gian tái định cư phải chuyển hoá, để trở thành môi trường sống có chất lượng, có tính tiện nghi cao. Do đó, yêu cầu đặt ra đối với thiết kế các khu tái định cư phải có khả năng chuyển đổi linh hoạt theo thời gian và theo nhu cầu của xã hội phát triển.
c) Yêu cầu vê phát triển bền vững quỹ đất đai thành phô
Đô thị hoá và phát triển bền vững thủ đô Hà Nội đặt ra những yêu cầu về sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên đất đai. Hạn chế lấy đất nông nghiệp, đảm bảo giá nhà ở phù hợp, lợi nhuận cho nhà đầu tư, bình đẳng xã hội… là những lý do để lựa chọn hình thức nhà ở nhiều tầng tại các khu ở tái định cư tập trung ở Hà Nội. Tuy nhiên, mô hình này có tính linh hoạt thấp, các chức năng trong cãn hộ khó có thể sắp xếp đảm bảo tính đa dạng của dân tái định cư.
Bên cạnh đó, nằm trong khu vực chịu tác động mạnh mẽ của quá trình đô thị hoá, tính nhạy cảm và bất ổn định cao, nhiệm vụ thiết kế không gian ở tái định cư vừa phải giữ gìn và bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên hiện hữu (đồng ruộng, kênh mương…) vừa đảm bảo gắn kết vói cảnh quan đô thị hiện đại trong tương lai.
d) Tốc độ đô thị hoá tăng cao cùng với nhu cầu về quỹ nhà ở tái định cư
Theo dự báo, tốc độ đô thị hoá kèm theo các dự án phát triển đô thị sẽ tiếp tục tăng nhanh trong những năm tiếp theo. Như vậy, quy mô và tốc độ di dời cũng sẽ tăng cao, đặt ra các yêu cầu về tiến độ thi công, chất lượng công trình, khả năng áp dụng các công nghệ mới, chuẩn hoá cấu kiện xây dựng, modul hoá cao…
e) Sự bất ổn định của hệ thông chính sách và thị trường bất động sản
Các quy định về đền bù, chính sách quản lý và kiểm soát phát triển vừa trong giai đoạn hoàn thiện, vừa phải liên tục điều chỉnh theo tốc độ phát triển kinh tế xã hội của thủ đô. Điều này tạo nên một thách thức trong việc tìm hướng đi thích hợp cho tương lai, vừa đảm bảo phù hợp với những thay đổi chung trong thực tiễn, chính sách, vừa đảm bảo quyển lợi, cũng như tính đa dạng của các nhóm dân di dời. Trong khi đó, giá đất và giá nhà trong nền kinh tế thị trường giai đoạn chuyển đổi biến động không ngừng, gây khó cho cả chủ đầu tư lẫn người dân tái định cư .
f) Hạn chê’ trong thu hút đầu tư tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài vào các dự án xã hội
Nguồn kinh phí hạn hẹp từ Nhà nước về lĩnh vực nhà ở xã hội thường gây cản trở đến tiến trình thực hiện dự án, đầu tư xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ nhà ở, tiện nghi công cộng khác. Trong khi đó, những khác biệt trong chính sách tái định cư của Việt Nam với chính sách chung của ADB và thế giới lại làm hạn chế thu hút nguồn đầu tư, cũng như cho vay vốn từ các tổ chức nước ngoài.