Giới thiệu một số dự án tái định cư tại Việt Nam
a) Thủ đô Hà Nội
dự án đầu tư “Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội – giai đoạn 1” với nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản để thực hiện 10 dự án thành phần nằm trên địa bàn các quận Hai Bà Trưng, Đống Đa, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Tây Hồ và Huyện Từ Liêm trên địa bàn:
– Cải tạo nút giao thông ngã tư Vọng;
– Cải tạo nút giao thông Ngã Tư sở;
– Cải tạo nút giao thông Kim Liên;
– Xây dựng đường đoạn Trung Tự – Ô Chợ Dừa;
– Cải tạo, nâng cấp đoạn đường nhánh nút Nam Cầu Thăng Long;
– Xây dựng đường trên đê Hữu Hồng (từ nút Nam Cầu Thăng Long đến Lạc Long Quân);
– Hoàn chỉnh phần còn lại của dự án Đường Trần Khát Chân;
– Hoàn chỉnh phần còn lại của dự án đường Hoàng Quốc Việt;
– Hoàn chỉnh phần còn lại của dự án đường Láng Trung – La Thành – Đội Cấn;
– Xây dựng khu tái định cư.
Dự án nhằm giải quyết trong giai đoạn trước mắt tình trạng ách tắc giao thông Cục bộ của một số nút giao thông trọng điểm, hoàn chỉnh và xây dựng mới một số tuyến giao thông nội đô chính yếu theo quy hoạch để đáp ứng nhu cầu phát triển giao thông đô thị.
b) Thành phố Hồ Chí Minh
– Dự án tổng thể cải tạo nâng cấp kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè
Do chất lượng của hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè xuống cấp nghiêm trọng, gây ô nhiễm môi trường sống dân cư, một dự án cải tạo, khôi phục và làm đẹp cảnh quan hai bờ kênh đã được thực hiện từ năm 1993. Dự án vừa mang ý nghĩa xã hội, vừa mang ý nghĩa về môi trường với mong muốn hệ thống nhà ở chuột trên sông sẽ dần được xoá bỏ, người dân được tái định cư vào những khu nhà chung cư cao tầng chức năng hỗn hợp, trong đó một phần sẽ bán với giá thị trường, còn lại được trợ cấp kinh phí bán cho người dân di dời. Bước đầu dự án đã mang lại những thành công đáng kể trong việc cải tạo cánh quan đô thị, tiền đền bù cho người dân bị ảnh hưởng tương đối phù hợp, cùng với việc hình thành các khu ở tái định cư người dân trên kênh rạch được đánh giá cao.
– Dự án cải tạo khu nhà ở chuột phường Tân Định
Dự án tái phát triển khu đất 1 ha vùng trũng đầm lầy phường Tân Định nhằm cải thiện hệ thống thoát nước mưa cho vùng đất trũng còn lại, đảm bảo cung cấp đầy đú nhà ở cho các hộ gia đình nghèo trong khu vực. Dự án hướng tới mục tiêu Quy hoạch đô thị kết hợp với giải quyết việc làm xã hội. Với ưu tiên hàng đầu là di dời tại chỗ trong những căn nhà dạng tập thể quy mô nhỏ.
– Dự án di dời phục vụ phát triển dịch vụ công cộng phường Bình Trung Đông – Quận 2
Theo quy hoạch, các gia đình sẽ tái định cư tại một phần của khu đất trên diện tích khoảng lha. Phần còn lại sẽ được quy hoạch để phục vụ quá trình đô thị hoá. Dự án được quản lý trực tiếp bới uỷ ban nhân dân quận 2, đảm bảo những ưu tiên riêng của chính quyền quận. Tổ chức đoàn thanh niên, ENDA, VeT đóng vai trò như những nhà tư vấn và giúp đỡ người dân tham gia vào dự án. Uỷ ban nhân dân quận 2 cung cấp cơ sở hạ tầng cơ bản, Công ty phát triển và quán lý nhà quận 2 sẽ xây dựng mớ rộng cơ sở hạ tầng đường sá, hệ thống cung cấp nước, năng lượng… và sắp xếp các lô đất cho dân để xây dựng nhà ớ sau khi họ ký tên thuê đất.
– Dự án Đại lộ Đông Tây
Dự án đại lộ Đông – Tây là một trong những dự án về giao thông có quy mô lớn, hiện đại, đồng thời còn là một trong mười hai chương trinh trọng điểm. Dự án sẽ tạo thêm một trục đường nối trung tâm thành phố với phía Tây tại Quốc lộ 1A (huyện Bình Chánh) và phía Đông tại xa lộ Hà Nội (quận 2), đồng thời là đường tránh cho cầu Sài Gòn. Dự án góp phần giảm ách tắc giao thông tại trung tâm và đường ra vào cảng Sài Gòn, góp phần xúc tiến đấy nhanh việc phát triển khu trung tâm thương mại mới (bán đảo Thủ Thiêm), giải quyết ô nhiễm môi trường dọc theo bờ kênh Bến Nghé, Tàu Hũ, tạo điều kiện thoát nước và tuyến giao thông du lịch đường thuỷ nhẹ của thành phố.
Khi dự án được triển khai, người bị thu hồi đất để thực hiện dự án (người bị thiệt hại), tuỳ theo từng trường hợp, sẽ được hưởng các khoản đổn bù, hỗ trợ như sau:
– Đền bù, hỗ trợ thiệt hại về đất cho toàn bộ diện tích đất thu hồi;
– Đền bù, hỗ trợ thiệt hại về tài sản hiện có trên đất;
– Trợ cấp đời sống và sản xuất cho những người phải di chuyến chỗ ở, di chuyển địa điểm sản xuất kinh doanh;
– Trả chi phí chuyển đổi nghề nghiệp cho người có đất bị thu hồi mà phải chuyển nghề nghiệp;
– Được hưởng chính sách tái định cư theo quy định.
c) Thành phố Đà Nẵng
Dựa trên phương án điều chỉnh Quy hoạch chung đến nãm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 6/2002, thành phố Đà Nẵng đã triển khai xây dựng hơn 90 dự án khu đô thị mới, các khu tái định cư, khu chung cư với tổng diện tích khoảng J500 ha. Hàng trăm dự án tái định cư được thực hiện liên quan đến giải tỏa gần 50 ngàn hộ, trong đó có rất nhiều hộ dân phải di dời hoàn toàn. Để giải quyết vấn để giải tỏa, đền bù, đảm bảo quyền lợi cho người dân, tạo điều kiện đẩy nhanh tiến bộ xây dựng phát triển đô thị, thành phố chú động lập các khu tái định cư phục vụ giải phóng mật bằng, đồng thời có chính sách miễn, giảm, cho trả chậm tiền sử dụng đất đối với các hộ giải tỏa, lập và thực hiện một số dự án có xây dựng nhà tạm phục vụ cho các hộ giải tỏa trong thời gian chưa được giao đất. Đối với các hộ không vào chung cư hoặc không vào nhà tạm sẽ được hướng số tiền thuê nhà trong thời gian từ 3 đến 6 tháng đê tháo gỡ nhà, tạo điều kiện giải tỏa phục vụ thi công.
d) Thành phố Huế
Cũng như các thành phố lớn khác, những năm gần đây, thành phố Huế đã có bước tiến mạnh mẽ trong phát triển kinh tế, với đặc thù về thu hút du lịch. Nhiều dự án cải tạo xây dựng đô thị được thực hiện như: chỉnh trang và nâng cấp cảnh quan đô thị, cải thiện môi trường sống hai bên bờ sông Hương, trên các sông nhánh chảy qua trung tâm thành phố, giải toả dân cư chiếm đóng bất hợp pháp khu vực kinh thành Huế. Các dự án này liên quan đến việc di dời số lượng lớn người dân đến các khu tái định cư tập trung mới. Cho đến nãm 2003, thành phố Huế có 3 khu tái định cư tập: khu định cư Bãi Dâu (10,5ha), khu tái định cư Kim Long, khư Hương Sơ ở phía bắc kinh thành Huế – khu vực cống Chém (5,8 ha). Thực trạng các khu tái định cư ở thành phố Huế cho thấy, vai trò người dân còn khá mờ nhạt và thường ở trong tình trạng bị động. Việc thu thập số liệu về kinh tế, xã hội trong mỗi dự án chưa được đề cao, khả năng đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng người dân khá thấp.