Kinh nghiệm hình thành, phát triển nhà ở tái định cư tại Canada
Montreal là một thành phố lớn có số dân đông nhất trong vùng Quebec, Canada. Quá trình cải cách đô thị tại Montreal diễn ra từ những năm 1950, có thể chia làm 3 giai đoạn chính, trong đó những thay đổi về quan điểm, chính sách nhà ở, sự ra đời các tổ chức, trách nhiệm và sự tham gia cua các thành phần vào dự án ớ mỗi giai đoạn có tác động không nhỏ đến hoạt động tái định cư. Giai đoạn thứ nhất từ năm 1950 đến năm 1975, nhằm tiến tới hiện đại hoá một cách triệt để, một cuộc chiến phá hủy thành phố trên quy mô lớn đã diễn ra. Hàng nghìn ngôi nhà, chung cư cao tầng, cũng như quần thể kiến trúc mang giá trị di sản lịch sử đều bị phá bỏ, và thay thế bằng các công trình xây dựng mới như hệ thống giao thông, các quần thể nhà ở lớn, trung tâm thương mại, toà tháp công sở… Với chủ trương kỹ thuật cầm quyền – kỹ thuật úp đảo, người dân hoàn toàn không được tham gia vào quá trình lập quy hoạch cũng như không được đóng góp ý kiến. Họ không được bảo vệ trong trường hợp nhà cửa bị phá dỡ, người thuê nhà và các chủ nhà nhỏ chỉ được trợ cấp thấp hoặc không có trợ cấp. Nhà nước không có cơ chế tham gia vào quá trình giám sát thực hiện.
Nhận thức được những sai lầm trong việc cải cách vín bỏ quá khứ, giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1990, thành phô’ đã điều chỉnh chính sách nhà ớ phù hợp hơn, với các đồ án quy hoạch được lập ớ cấp độ tinh tế hơn. Điều chỉnh thành phố trên cơ sở cải tạo nhà ở, xây dựng khu nhà mới có giá thuê vừa phải, có thể do tư nhân và nhà nước quán lý. Bên cạnh đó, kế hoạch chỉnh trang đô thị đã khuyến khích quy hoạch lại các không gian cộng đồng như công viên, không gian xanh, các công trình dịch vụ vãn hóa, xã hội.
Những năm 1970, để nâng cao quyền lợi cho người dàn, Nhà nước thông qua các biện pháp đền bù nhằm bảo vệ người dân, người thuê nhà. Trong trường hợp dỡ bỏ nhà ở, người thuê nhà được trợ cấp của Nhà nước cãn cứ vào quy mô hộ gia đình và thời gian hoàn thành công việc. Người thuê nhà được đến ở tạm tại các khu nhà ở thu nhập thấp mới xây dựng. Chủ nhà muốn được hỗ trợ tài chính từ nhà nước phải ký kết thoả thuận với số đông người thuê nhà mình. Thêm vào đó, Hiến chương về quyền lợi và các quyền tự do (Quebec, 1975) đã tạo điều kiện cho người dân tham gia vào các quyết định quan trọng. Giai đoạn này, nhà nước tăng cường vai trò giám sát và can thiệp nhiều hơn vào công tác xây dựng và cải tạo nhà ớ. Nhà nước quy định giá thuê nhà chỉ được tãng khi chủ nhà có đóng góp tài chính trong xây dựng, không áp dụng trong trường hợp sử dụng kinh phí tài trợ. Nãm 1987, chính quyền trung ương thông qua việc chuyển đổi khu nhà tập thể thành khu nhà ở sở hữu chung nhằm bảo vệ quyền lợi của những người thuê nhà.
Từ năm 1990 đến nay, với quan điểm “Chúng ta dệt lại thành phố chứ không phái xây dựng bằng khối lớn”, các phương án mang tính xã hội nhiều hơn. Một trong những hoạt động cải cách đó là chương trình quy hoạch cải tạo các khu nhà ở cũ do tập đoàn nhà ở Quebec chịu trách nhiệm quản lý (1996). Trong đó, chính quyền thành phố có vai trò triển khai, chính phủ liên bang đóng góp tài chính. Chương trình khuyến khích cải tạo nhà ở phục vụ các hộ thu nhập thấp, hướng tới cải thiện chất lượng sống của toàn bộ dân cư.
Trong quá trình cải cách đô thị liên quan đến hoạt động tái định cư tại Montreal, người ta không quên nhắc đến bài học từ dự án xây dựng sân bay Mirabel. Năm 1967 nhằm đáp ứng mức tăng cao của hành khách, một sân bay thứ hai Mirabel được dự kiến xây dựng ở Montreal, bên cạnh sân bay Dorval. Diện tích đất bị trưng dụng là 39.255ha chủ yếu đất nông nghiệp với 12.000 người dân bị ảnh hưởng. Việc tái định cư cho những người dân tại đây không được dự kiến.
Chính quyền cho rằng những khoản trợ cấp nhà ở đủ cho những đối tượng tái định cư. Tuy nhiên trong thực tế, những khoản tiền được cấp này thường không đủ và gây khó khăn cho người dân trong việc mua đất mới. Chính vì vậy, trong vòng 16 năm kể từ khi có dự án, người dân đã phản đối quyết liệt bắt đầu giai đoạn định vị vị trì sân bay (1969), phản đối các khoản trợ cấp nhà ở (1970 – 1975), các kiến nghị phục hồi kinh tế từ các hoạt động của sân bay, yêu cầu nhượng lại một phần đất đã bị trưng dụng (1976 – 1985). Việc hoạt động kém hiệu quả, không như dự kiến đề ra của sân bay Mirabel, cũng như sự phản đối gay gắt từ phía cộng đồng dân cư đã dẫn đến việc đánh giá lại nhu cầu sử dụng đất của sân bay. Kết quả là từ 1979 – 1991 đánh dấu giai đoạn bán và nhượng lại diện tích đất trưng dụng thừa. Việc làm này đã công nhận sự chiến thắng của người dân bị trưng dụng đất sau gần 20 năm.
Kinh nghiệm từ dự án Mirabel cho thấy việc lập các kế hoạch phát triển, kèm theo tái định cư cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng, để đưa ra những quyết định đúng đắn, có lợi nhiều hơn cho người dân. Sự có mặt của dân chúng vào các giai đoạn quan trọng sẽ giúp dự án thu được những thành công như mong muốn.