Nguyên tắc giải quyết nhà ở tái định cư tại Hà Nội
Nguyên tắc 1: Đảm bảo sự hỗ trợ cần thiết của nhà nước, nhưng không bao cấp mà chỉ tạo điều kiện, nói cách khác là chuyển từ chiến lược “bao cấp ” nhà ở sang chiến lược “tạo điều kiện
– Để đối tượng tái định cư tạo lập nhà ở cho mình thì chủ yếu phải bằng nỗ lực của bản thân, tránh ỷ lại và trông chờ, Nhà nước chỉ hỗ trợ và tạo điểu kiện thông qua cơ chế, chính sách (về pháp lý – hành chính, đất đai, tài chính, lãi suất, quy hoạch, đầu tư…);
– Việc hổ trợ phải đảm bảo đúng đối tượng, không hỗ trợ tràn lan, thực hiện chương trình bao cấp có mục tiêu, ưu tiên cho những đối tượng khó khăn, bức xúc nhà ở;
– Hổ trợ tập trung cho bên cầu (đối tượng tái định cư), thận trọng khi hỗ trợ cho bên cung (nhà đầu tư, kinh doanh);
– Đặc biệt cần ngăn chặn tệ tham nhũng và lạm dụng chính sách hỗ trợ nhà ở.
Nguyên tắc 2: Thông qua thị trường để giải quyết bền vững vấn đê nhà ở tái định cư, thúc đẩy phát triển thị trường nhà ỏ lành mạnh, hiệu quả.
– Sự hỗ trợ của Nhà nước về nhà ở tái định cư là cần thiết nhưng không thay thế cơ chế thị trường mà chỉ là bổ sung cho thị trường;
– Sự hỗ trợ hiệu quả vẫn phải dựa trên cơ sở thị trường, tôn trọng các quy tắc giao dịch – chuyển nhượng, cầm cô’ – thế chấp, tín dụng – thanh toán, lãi suất, lợi nhuận…; đảm bảo khả năng hoàn vốn cho nhà đầu tư và mức chi trả tương xứng của đối tượng tái định cư;
– Các hỗ trợ dựa trên cơ sở thị trường đồng thời thúc đẩy sự phát triển thị trường nhà đất, chính mức độ hoàn thiện thị trường nhà đất sẽ cho phép giải quyết tốt vấn đề nhà ở cho đối tượng tái định cư.
Nguyên tắc 3: Xã hội hóa phát triển nhà ở tái định cư, huy động sức mạnh tổng hợp của Nhà nước, các tổ chức và doanh nghiệp, của chính đối tượng tái định cư và nguồn vốn quốc tế.
– Nhà nước đảm bảo vốn Ngân sách như “vốn mồi” và hỗ trợ cho các
khâu thiết yếu như xây dựng hạ tầng, nghiên cứu quy hoạch, hỗ trợ pháp lý, hỗ trợ lãi xuất…; ,
– Các doanh nghiệp và dân cư được khuyến khích không hạn chế tham gia góp vốn và thực hiện các dự án nếu như chứng minh được năng lực;
Nguyên tắc 4: Đảm bảo sự thống nhất hữu cơ và kết hợp đồng bộ giữa chính sách kinh tế và xã hội trong việc xứ lý vấn đề nhà ở đối tượng tái định cư, tránh sự chồng chéo, mâu thuẫn có thể xảy ra làm vô hệu hóa chính sách nhà ở.
– Đối với những gia đình thuộc diện chính sách cần vận dụng các loại chính sách xã hội;
– Đối với đối tượng tái định cư ở nội đô: tiếp tục phát triển các mô hình nhà chung cư cao tầng, nhà tái định cư bán trả góp trong thời gian 10 đến 15 năm…
Nguyên tắc 5: Lựa chọn cách thức hỗ trợ nhà ở cho đối tượng tái định cư sao cho hiệu quá, đám bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng, đồng thời khắc phục các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, lạm dụng chính sách Iã4 đãi nhà ở.
– Mỗi hộ gia đình chí được hỗ trợ một lần, Nhà nước không bao cấp giá bán – nghĩa là đảm bảo chủ đầu tư thu hồi vốn tái đầu tư và có lãi.
– Giá bán theo thị trường, trong đó chủ yếu quy định các chính sách ưu đãi nhằm đảm bảo khả năng chi trả và thanh toán của đối tượng tái định cư;
– Doanh nghiệp kinh doanh dự án được miễn thuế thu nhập, thuế kinh doanh phần nhà dành cho tái định cư;
– Đối tượng tái định cư được miễn tiền sử dụng đất, chi phí giải phóng mật bằng và đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi các dự án (chi phí này được phân bổ vào các công trình kinh doanh trong phạm vi dự án).
Nguyên tắc 6: Vận dụng các cơ chế chính sách linh hoạt nhằm đáp ứng các nhu cầu và khả năng thực tế của đối tượng tái định cư khi mua nhà.
– Khuyến khích đối tượng tái định cư mua nhà theo chế độ trả góp, nếu họ đã tích lũy đủ 20% giá trị căn hộ, 80% giá trị còn lại người mưa được vay ngân hàng và trả dần trong thời hạn 10 “ărr) – 15 năm với lãi suất ưu đãi;
– Quan hệ giữa bên mua nhà (đối tượng tái định cư) và bên bán nhà (chủ đầu tư kinh doanh) là quan hệ dân sự thông qua hợp đồng. Bên mua nhà phải trả tiền một lần cho bên bán khi nhận cãn hộ. Để có tiền trả bên bán, bên mua lập hợp đồng vay tiền ngân hàng và cam kết trả hết số vay sau một thời gian quy định.
– Trong thời gian trả góp, nếu bên mua nhà không mua tiếp vì những lý do bất khả kháng (chuyển đến địa phương khác, không có khả năng trả nợ tiếp…) hoặc đã có điều kiện mua nhà khác tốt hơn thì được bán lại cho người khác sau khi đã trả hết số vay khi mua;
– Chỉ sau khi trả hết tiền vay cho ngân hàng, bên mua được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và có quyền sở hữu toàn bộ căn nhà.