Nhận thức về vai trò của nhà ở tái định cư
Theo báo cáo của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, hiện nay, nhiều dự án xây dựng nhà ở tái định cư ở Hà Nội đã đủ điểu kiện nhưng chưa được thanh toán do thiếu vốn. Một số dự án đã đấu thầu xây dựng nhưng do thành phố chưa đáp ứng đủ 20% vốn ứng trước cho đơn vị thi công nên việc xây dựng chậm, ảnh hướng đến tiến độ bàn giao quỹ nhà tái định cư. Bên cạnh đó, việc bổ sung nguồn vốn cho Quỹ đầu tư phát triển không đủ để thanh toán hoặc cho các chủ đầu tư dự án xây dựng nhà tái định cư vay vốn; tiến độ thực hiện giải phóng mặt bằng chậm nên rất nhiều cãn hộ tái định cư đã hoàn thành nhưng chưa được đưa vào khai thác. Một số chủ đầu tư được phân bổ quỹ nhà tái định cư nhưng chưa có nhu cầu sử dụng ngay, trong khi các dự án khác lại phải chờ phàn bổ quỹ tái định cư. Việc bàn giao nhà tái định cư khi Luật Xây dựng có hiệu lực đòi hỏi phải hoàn thiện đồng bộ hệ thống hạ tầng và kiêm tra chất lượng nhà trong khi tiến độ vốn chậm cũng là nguyên nhân làm nhà tái định cư chậm bàn giao theo đặt hàng.
Trước đây, thành phố Hà Nội có quy định chủ nhân của mảnh đất bị thu hồi phải có hộ khẩu Hà Nội mới được bố trí tái định cư, nay chỉ với điều kiện ăn ở ổn định sau một năm và không có tranh chấp khiếu kiện cũng được hưởng chính sách này. Tuy nhiên sự phối hợp không đồng bộ giữa các tổ chức, giữa ban giải phóng mặt bằng, đơn vị thi công, ban quản lý dự án… còn rời rạc nên người dàn tái định cư vẫn còn chịu quá nhiều thiệt thòi và phụ thuộc.
Việc nhiều tổ chức tham gia xây dựng nhà tái định cư khiến cho công tác quản lý còn bất cập. Trong khi chú đầu tư các dự án có nhu cầu tái định cư lớn lại chưa thật sự quan tâm và nhận thức rõ trách nhiệm phải lo quỹ nhà tái định cư để triển khai các dự án được giao mà trông chờ vào quỹ nhà tái định cư của thành phô’ tạo nên sức ép lớn về quỹ nhà ở, nguồn vốn đầu tư ứng trước của thành phố. Nguồn vốn đầu tư do ngàn sách cấp chưa tập trung về một đầu mối, thu về đất chưa được đầu tư triệt để trớ lại cho phát triển quỹ nhà ở thành phố.
Với tốc độ phát triển đô thị và công nghiệp như hiện nay khả năng ngàn sách thành phố không thể đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu xây dựng quỹ nhà tái định cư cho tất cả các dự án trên địa bàn, mà chỉ tập trung được cho các dự án trọng điểm, dự án xây dựng các công trình công cộng. Vấn đề đặt ra là phải đẩy mạnh thực hiện phương thức xã hội hoá phát triển quỹ nhà tái định cư.
Do quá trình phát triển lâu dài, trải qua nhiều biến động lịch sử và đang hướng tới một đô thị hiện đại, có bản sắc truyền thống nên Hà Nội trong quá trình đô thị hoá tất yếu phải vừa phát triển mới và cải tạo, chỉnh trang (nhất là hệ thống hạ tầng kỹ thuật). Bởi vậy, trước hết cần phải nhìn nhận đúng đắn về nhà ở tái định cư, đó là:
1. Các nhà lãnh đạo cũng như người dân phải xác định việc tạo lập nhà ớ tái định cư là quá trình mang tính chiến lược gắn kết với lịch sử phát triển thủ đô chứ không phái chỉ là những giải pháp, chiến dịch tạm thời của chú đầu tư từng khu đô thị mới hay của một cấp chính quyền cơ sở.
2. Nhà ớ tái định cư cần phải được cung cấp đúng đối tượng được nhận.Nhìn lại việc cung cấp nhà ở tái định cư tại Hà Nội cho thấy không ít đối tượng được cung cấp nhà ở tái định cư lại không sử dụng mà lại sang nhượng. Nhiều đối tượng cần nhà ở mà lại không có thông tin, không được quyển tiếp cận mà phải nhận nhà ở không thích hợp. Tinh trạng này do nhiều nguyên nhân nhưng trước hết chưa có sự phân loại hợp lý về các đối tượng tái định cư để có cơ chế tương thích.
3. Nhà ở tái định cư cũng là loại hình nhà ở cần có chất lượng tốt và đồng bộ hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật. Đến nay cũng còn nhiều người cho rằng nhà ở tái định cư chỉ cần chất lượng tối thiểu, diện tích nhỏ thậm chí không quan tâm nhiều đến tính thẩm mỹ, giải pháp kiến trúc và môi trường sống cũng như cảnh quan đô thị. Cách nhìn nhận này sẽ dẫn đến tình trạng chỉ giải quyết đơn thuần cho xong vể thủ tục tái định cư mà chưa nhận thấy sẽ đế lại “gánh nặng” cho đô thị trong tương lai.
4. Giải quyết nhà ở tái định cư cần phải được xem xét trong hài hoà của cả ba lợi ích là chính quyền thành phố, chủ đầu tư và người dân trong đó lợi ích của người dân tái định cư nên được xem xét linh hoạt và là hạt nhân của mối quan hệ.
Hiện nay, quyền lợi của người tái định cư phải được xác định trong khung cơ chế, khung giá theo quy định của Nhà nước (khái niệm sát giá thị trường đến nay chưa được cụ thể). Bởi vậy, nếu chủ trương xem xét đến vai trò của người dân trong phát triển đô thị, chưa xét tới mong muốn (kể cả đóng góp) để hướng tới chỗ ở có chất lượng cho sau này.
Xét cho đến cùng thì giải phóng mặt bằng, tái định cư chính là để hướng tới một đô thị phát triển bền vững vì quyền lợi của cả cộng đồng. Vì vậy, Nhà nước phải có sự hỗ trợ về quy hoạch, xây dựng dự án, hỗ trợ về đồng bộ Cơ sở hạ tầng. Giảm việc phát triển nhà ở tái định cư với cơ chế thị trường, thị trường bất động sản để hình thành kênh chính thức trong giao dịch cho người tái định cư (tất nhiên là phải đúng loại đối tượng).