Nhu cầu của các đối tượng sử dụng nhà ở tái định cư – P1
Thu hồi đất, đền bù tái định cư trong các dự án xây dựng là vấn đề chung của nhiều quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Việc xây dựng các dự án hạ tầng phát triển đô thị đã kéo theo việc tái định cư cho hàng trăm ngàn con người, đồng thời làm đảo lộn cuộc sống của họ vốn đang ổn định trước đó. Ở nước ta, công tác tái định cư là vấn đề được Đảng, Nhà nước quan tâm với quan điểm có tính nguyên tắc “đảm bảo cho người dân có cuộc sống nơi ở mới tốt hơn hoặc bằng nơi ở cữ’ theo phương châm di dân, tái định cư không chỉ giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình, dự án mà còn gắn với phát triển kinh tế – xã hội. Sự nghiệp đô thị hoá, hiện đại hoá chưa mang lại những thay đổi căn bản trong cuộc sống của người dân các vùng bị giải toả trong các dự án xây dựng hạ tầng và công nghiệp – dịch vụ.
a) Tái định cư không chỉ là vấn đê nhà ở
Là một quá trình song hành với phát triển đô thị, song tái định cư không được nhìn nhận như một sự thay đổi về điều kiện và môi trường kinh tế, văn hoá xã hội. Trong chính sách và thực tiễn, tái định cư thường được xem như một quá trình thay đổi chỗ ở của người dân. Hậu quả là nhiều công trình, dự án chỉ xây dựng và bàn giao nhà cho dân và giao nhà xong cũng có nghĩa là xong tái định cư. Trong khi đó nhiều vấn đề như công ăn việc làm, ổn định thu nhập cho người dân, phát triển cơ sở hạ tầng nơi ở mới… sau tái định cư không được thực hiện.
Thực tế, vị trí và nơi ở của nhiều người dân, nhiều hộ gia đình không chỉ là nơi trú ngụ mà còn là địa điểm để kiếm sống. Người dân không bằng lòng với việc di dời bởi vị trí và loại hình nhà tái định cư không phù hợp với phương thức mưu sinh của họ. Do đa số người dân phải gắn với việc làm tại nơi cũ nên dù đến sinh sống ở nơi mới nhưng hàng ngày họ vẫn phải quay vể làm ăn, chịu đựng khó khăn để giữ công việc buôn bán, mưu sinh tại nơi sinh sống trước đây. Việc chuyển đến sinh sống tại những khu tái định cư xa trung tâm thành phô’ như Đền Lừ, Pháp Vân,.. .đặt ra những khó khăn, thách thức cho người dân tái định cư.
Đa số người dân sau khi giải toả, không còn đất, trình độ vãn hoá thấp, không nghề nghiệp nên không biết làm gì. Việc chuyển đổi nghề, đào tạo nghề khó thực hiện do không được chuẩn bị trước, do quá tuổi đi học, hoặc không có tay nghề chuyên môn nên cuộc sống sau tái định cư trở nên túng bấn. Đó là chưa kể đến khu tái định cư không đảm bảo các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật và xã hội như điện, nước, trường học, nhà trẻ, chợ,… khiến cho con em các hộ phải quay về nơi cũ ở khá xa để đi học. Cuộc sống bị xáo trộn, thu nhập bị giảm sút trong khi giá cả, chi phí sinh hoạt gia tăng khiến cho không ít gia đình sau tái định cư bị rơi vào cảnh túng quẫn. Tái định cư giải phóng mặt bằng dù muốn hay không đểu tác động sâu sắc đến cuộc sống của người dân. Tỷ lệ tái nghèo sau khi giải toả, đền bù, tái định cư là vấn đề đáng quan tâm hiện nay ở các thành phố lớn.
b) chất lượng nhà ở và khu tái định cư
Chất lượng nhà ở nói chung không chỉ là sự an toàn của công trình mà còn tạo ra một môi trường sống tốt lành cho người sử dụng. Vấn đề chất lượng nhà tái định cư không còn “mới” nhưng vẫn “lạ” ở Việt Nam. Lạ ở chỗ chất lượng nhà yếu kém đã được các cấp các ngành biết đến và bàn luận nhiều song thực trạng không chuyển biến bao nhiêu? Câu chuyện liên quan đến chất lượng nhà ở tái định cư xảy ra quá sớm, ngay khi người dân tiếp nhận nhà. Do chạy theo lợi nhuận và tiến độ nên chất lượng nhà trở nên quan tâm thứ yếu trong các dự án tái định cư. Do bị rút ruột nên nhà tái định cư bị thấm dột, lở trần, đường cấp thoát nước bị tắc, vỡ, phòng vệ sinh thông thoáng kém gây mùi, cứa cong vênh, tường tô trát không phẳng, vữa kém chất lượng… Những sàn nhà phồng rộp hoặc các bậc cầu thang nứt vỡ là nỗi khổ thường nhật đối với người dân. Điều kiện nhà ở tệ hơn song lại phải nợ nần do giá nhà tái định cư cao hơn giá đền bù là điều không ai mong muốn.
Cung cách quản lý ở các khu nhà tái định cư đã trở thành một vấn đề nổi cộm gây bức xúc trong xã hội. Các khu tái định cư như Dịch Vọng, Nam Trung Yên, Vĩnh Phúc… của thành phố dù đã đưa vào sử dụng từ mấy năm trước, nhưng hạ* tầng vẫn sơ sài. Không có trạm y tế, chợ búa, trường học, đèn chiếu sáng tuy có mà đêm không nhìn thấy đường, vườn hoa cỏ dại mọc đầy… Hình ảnh các cụ già 70 tuổi phải leo bộ lên tầng 10 hàng ngày là một ví dụ, phản ánh một số bất cập của loại hình nhà ở tái định cư hiện nay. Không thể để dân về ở theo kiểu “đem con bỏ chợ” khi các khu tái định cư chưa có cơ sở hạ tầng, đường sá, cây xanh, nước sạch,… Người dân không thể yên tâm định cư khi mà quyền lợi của họ bị xâm phạm.
Việc quản lý và khai thác sử dụng các khu nhà tái định cư rất yếu kém, chưa phù hợp với đối tượng sử dụng. Mặc dù các quy định của Nhà nước về công tác thiết kế kết cấu, thấm tra và thẩm định hồ sơ rất chặt chẽ, song trên thực tế bị áp dụng hời hợt và không đầy đủ. Điều quan ngại là hầu hết các nhà tái định cư vẫn đưa vào sử dụng mặc dù không được kiểm định chất lượng. Việc lựa chọn nhà thầu thi công và tư vấn giám sát không phù hợp khiến cho việc kiểm soát theo các tiêu chuẩn quy định khó thực hiện. Nhà thầu ít quan tâm đến giám sát vì biết hoạt động này chỉ là chiếu lệ, chất lượng thế nào thì nhà cũng bàn giao đưa vào sử dụng được. Nhà ở tái định cư vẫn là một vấn để nan giải cần phải giải quyết.