Thực trạng về không gian kiến trúc – P2
Thiết kế các nhà còn quá nhiều điểm bất cập: không có kho để đồ, lõ gia phục vụ không có hoặc quá nhỏ, không có chỗ đế phơi quần áo dẫn đến phơi tràn lan ngoài ban công mất mỹ quan… Hành lang tối và bí, thông thoáng kếm, mắc nhiều lỗi “sơ đẳng” như 2 cửa nhà đối diện nhìn thẳng vào nhau qua một hành lang hẹp.
Hai cửa mở đổi diện Sảnh tầng 1 hoang tàn
cuối đường hành lang cụt – Nhà B4 Nam Trung Yên
Ban quản lý “lùa” dân tái định cư vào đó rồi bỏ mặc, nhận nhà nhưng không có sổ đỏ, khó nhập hộ khẩu… vì thiếu hồ sơ.
Đa số các ngôi nhà tái định cư ở khu Dịch Vọng đều có điểm rất bất hợp lý không có bể chung trên mái, mỗi hộ đều phải dùng bể nước treo trong nhà dẫn đến áp lực nước rất yếu. Người dân muốn dùng vòi tắm hoa sen đều phải lắp thêm máy bơm tăng áp. đạt tiêu chuẩn
“Nói chung bọn cổ về ở những căn phòng này gọi là ở tạm thời bắt buộc, còn nếu bảo để ở thì không bao giờ xây dựng bố trí như thế”. Bà Nữ, Nam Trung Yên
“Ban công nhỏ quá, tối thiểu phải từ 80cm đến Im thì đi ra, đi vào mới dễ, như ở đây chỉ có từ 40cm – 60cm, có chỗ chưa được ốũcm, có chỗ trục nó lồi ra còn mỗi l viên gạch
Bà Chi, Dịch Vọng
Ngoài ra, quy mô nhà tái định cư hiện nay chủ yếu là nhà chung cư cao 9 tầng trở lên, cùng với các thủ tục thẩm định và thi công xây dựng kéo dài, giá thành đầu tư cao, cũng là nguyên nhân khách quan ảnh hướng đến tiến độ xây dựng quỹ nhà tái định cư… Thang máy các chung cư Nam Trưng Yên, Đền Lừ… quá nhỏ, thậm chí không đặt vừa băng ca cứu thương, rất bất cập khi có người ốm hoặc tang ma. Khi mất điện hầu như các tòa nhà đều không có máy phát điện hoặc máy đã hỏng từ lâu.
Tại khu chung cư, không gian căn hộ thường bị chia cắt quá nhỏ, không phù hợp với nhũng hộ gia đình có nhiều thế hệ sinh sống. Chức năng bố trí chưa thật hợp lý khiến người dân khó khăn trong sinh hoạt, dồng thời giảm sút khả năng thông thoáng trong căn hộ. Một số chung cư tái định cư ở Trung Hòa – Nhân Chính cao 6 đến 7 tầng, không có thang máy khiến các gia đình, đặc biệt người già gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Không gian hành lang, ban công thường quá nhỏ, không đủ cung cấp diện tích cho hoạt động nghỉ ngơi, yêu cầu sinh thái, hay các chức năng phụ khác. Người dân thường sử dụng sân chung cho nhu cầu riêng tư (phơi phóng), gây mất mĩ quan khu ở (Vĩnh Phúc, Cống Vị). Khu phụ, khu vệ sinh quá bé gây ra bất hợp lý cho sử dụng, nên người dân đập phá cải tạo khi đến ở dẫn dến ảnh hưởng về không gian cảnh quan cũng như cấu trúc, kết cấu của căn hộ.
Hình thức kiến trúc kiểu “chuồng cọp” trên mặt đứng chung cư tái định cư khá phổ biến. Người dân tự cải tạo, mở rộng không gian căn hộ cho phù hợp hơn với quy mô, lối sống của từng gia đình (hành lang phơi phóng, kho, diện tích phụ … ). Điều này cho thấy các số liệu điều tra về đặc điểm dân cư, nhu cầu ở còn thiếu và chưa được nghiên cứu kỹ càng trước khi thực hiện.
Trong khi đó, nhà ở tái định cư chia lô có ưu điểm vé tính linh hoạt cao hơn các cãn hộ chung cư, nhưng lại không tránh khỏi những hạn chế về vệ sinh ở, khả năng thông thoáng trong ngôi nhà. Giống như các khu ớ chia lô, mật độ đất xây dựng thường khá cao, tỷ lệ cây xanh thấp, nhà ở không có sân trong và chỉ có một mặt tiếp xúc với thiên nhiên. Không gian ở bị tách rời khỏi môi trường tự nhiên, không thích hợp với tập quán, lối sống vãn hoá của người dân Hà Nội.
Mặt bằng chi tiết căn hộ tái định cư DI (50nr) khu đô thị Đền Lừ