Thực trạng về quy hoạch và hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật – P1
Việc chọn địa điểm tái định cư là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định yếu tố thành công của một mô hình tái định cư. vể lý thuyết, các khu tái định cư phải càng gần vị trí sinh sống cũ của người dân càng tốt, phải là một đơn vị ở hoàn chính đầy đủ cả về thương mại, giáo dục, dịch vụ, cơ sở hạ tầng… Tuy nhiên, trên thực tế, hầu như không dự án tái định cư nào đáp ứng đầy đủ được các điều kiện trên. Việc tiếp cận một số khu tái định cư cũng hết sức khó khăn, có khi phải sử dụng hệ thống đường nhỏ, dạng ngõ xóm chạy ngoằn nghèo mới có thể đi vào được khu nhà ở tái định cư.
Hầu hết các khu ở tái định cư được xây dựng riêng rẽ hoặc gắn với các khu đô thị mới trên thực tế đểu có Quy hoạch chi tiết 1/500 được cấp thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên, hầu hết các khu ở tái định cư việc tổ chức không gian cũng như bố trí các Công trình, cụm công trình còn nhiều bất cập, đất dành cho xây dựng nhà ở cao, trong khi đó đất dành cho để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng thấp hoặc bị cắt xén. Tổ chức giao thông nhiều ngã ba, ngã tư, lối cụt, lòng vòng không có chỗ tránh xe, quay đầu xe, hè phố nhỏ. Việc quản lý xây dựng theo quy hoạch chưa được thực hiện nghiêm túc.
Đảm bảo việc khớp nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật giữa dự án nhà ở tái định cư và dự án tổng thể toàn khu vực, có thể hiểu là để không có sự phân biệt giữa khu nhà ở và khu ở tái định cư, quy hoạch khu ở tái định cư phải tuân thủ đầy đủ các tiêu chí về quy hoạch theo tiêu chuẩn thiết kế hiện hành.
Trong điều kiện hiện tại của Thủ đô Hà Nội (bao gồm 29 quận, huyện) với nhiều mô hình ở, tập tục khác nhau và các mức độ chênh lệch khá lớn về phát triển đô thị, theo đánh giá sơ bộ của Sở Xây dựng Hà Nội, tạm thời có thể chia làm 3 khu vực:
– Khu vực tương đối phát triển được đầu tư khá đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội (có tỷ lệ đô thị hoá từ 50% trở lên).
– Khu vực 2 là khu vực chuyển tiếp được đầu tư một phần hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đô thị có tỷ lệ đô thị hoá từ 20% – 50%.
– Khu vực 3 là khu vực chưa được đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật đô thị (tỷ lệ đô thị hoá thấp dưới 20%) cần có một quy hoạch cụ thể vể quỹ nhà tái định cư.
Không chỉ với những khu nằm ở ngoại ô hay biệt lập, những khu ở tái định cư có vị trí gần các trung tâm đô thị đều có sự “khấp khểnh”. Đường vào chất lượng xấu, khấp khểnh, thậm chí là đường cụt, không có sự kết nối hữu cơ về không gian với các khu chức năng xung quanh. Một số khu ở tái định cư được đầu tư xây dựng tốt hơn, có đầy đủ hệ thống giao thông và thoát nước thải (Khu Nam Trung Yên, Đền Lừ), lại đối mặt với các vấn đề như chênh lệch điều kiện hạ tầng, đường sá giữa bên trong và bên ngoài hàng rào khu nhà ở tái định cư. Việc chuyến đến của nhóm dân cư mới làm tăng mật độ dân sô tại vùng tiếp nhận. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ công cộng quá cũ, trở nên quá tải do phục vụ số lượng dân cư tăng lên.
Một trong những lo ngại của người dân là chất lượng của hệ thống giao thông và hệ thống hạ tầng kỹ thuật của khu tái định cư. Tiến độ thi công kéo dài dẫn đến tình trạng người dân đã chuyển đến sinh sống, nhưng hệ thống dịch vụ, đường sá vẫn chưa hoàn thiện. Hay việc người dân sau thời gian dài chuyển đến vẫn phải sử dụng nước từ các giếng tự khoan, hoặc tự tìm kiếm bằng cách mua nước từ khu vực lân cận. Hệ thống thoát nước không được lắp đặt, chảy tự do, người dân tự xây dựng manh mún. Hệ thống thu gom rác thải chưa được lắp đặt đồng bộ, khiến các hộ dân phải đổ rác trên hè và đường đi.
Việc giải quyết không đồng bộ hệ thống thoát nước mưa, nước thải sinh hoạt, hệ thống cống rãnh, đã tác động không nhỏ tới môi trường sống và vệ sinh khu ở của cả người dân di dời và dân cư vùng tiếp nhận. Kèm theo là các ô nhiễm về nguồn nước, thu gom rác thải sinh hoạt, tắc nghẽn hệ thống cống rãnh,…
Tổ chức các không gian mở, sân – vườn thường chậm và kéo dài, hình thành những lô đất trống, bỏ hoang. Hệ thống trang thiết bị tiện nghi (đèn, ghế ngồi,…) chưa hoàn thiện, cây xanh thưa thớt, chức năng nghèo nàn, gây cảm giác buồn tẻ, đơn điệu, kém hấp dẫn người dân đến tham gia sinh hoạt và vui chơi. Đối với khu nhà tái định cư chia lô, tình trạng có khả quan hơn do các ngôi nhà đều tiếp xúc với tuyến đường nội bộ. Tuy vậy theo đánh giá chung của người dân, diện tích dành cho không gian công cộng vẫn còn quá nhỏ hoặc không có. Các khoảng không gian công cộng này sắp xếp theo dãy khó tạo ra các khoảng sân chung giữa nhóm nhà.
Các khu ở tái định cư tập trung về nguyên tắc phải có quy mô đủ lớn để tiếp nhận số lượng lớn dân di dời, phải có các chức năng của một đơn vị ở và nhũng điều kiện cần thiết nhằm khôi phục cuộc sống cho người dân. Tuy nhiên, do nhiều lý do, các khu ở tái định cư Hà Nội còn rất nhiều vấn đề tồn tại.
Nhìn chung, hệ thống dịch vụ công cộng trong các khu tái định cư còn thiếu vé số lượng, chất lượng phục vụ thấp. Mặc dù các công trình đều được xác định trong dự án, nhưng trên thực tế, số lượng còn rất hạn chế. Các lô đất dịch vụ công cộng thường bị bỏ trống, trong trường hợp đã xây dựng, công trình có quy mô nhỏ lẻ, chưa hoàn thiện. Toàn bộ khu tái định cư luôn ở tinh trạng xây dựng dở dang, gây mất vệ sinh môi trường và thiếu mỹ quan khu ớ.
Hệ thống chợ thiếu rất nhiều so với nhu cầu của người dân. Tinh trạng chợ “cóc”, chợ “xanh” hình thành bất họp pháp trên vỉa hè, lối đi, hay khoảng sân chơi giữa các dãy nhà ở khá phổ biến trong các khu tái định cư.
‘’Dịch vụ ở đây hầu như không có gì, cho nên phái di lên tận Nghĩa Tân, ra công viên Nghĩa Đô hoặc đi lên, còn dưới này chưa có một dịch vụ nào xung quanh đây. Mấy hà biết đi xe máy thì lên tận trên BigC với Metro, chứ còn bác không biết đi nên bác chỉ đi bộ đi lên Nghĩa Tân hay Nghĩa Đô ”.
Bà Thư, 65 tuổi, Dịch Vọng