Thực trạng về quy hoạch và hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật – P2
Với các khu nhà có tầng 1 vốn dành cho sinh hoạt cộng đồng hoặc siêu thị mini cũng không được sử dụng đúng mục đích (đóng cửa, cho thuê bán cà phê, nhà hàng…).
“chợ búa chưa có, các dịch vụ dưới tầng 1 đóng cửa không thấy triển khai gì, thế là mình toàn phải đi chợ xa, đến các đường khác như đường Nghĩa Tân, chứ đường này thì không có”. Bà Hân, khu Dịch Vọng
Do thiếu các dịch vụ trong khu tái định cư, một bộ phận phải sử dụng chung chợ, trường học, trạm y tế với người dân địa phương. Đây là lý do khiến các công trình công cộng ở nơi tiếp nhận trở nên quá tải, vượt quá khả năng phục vụ cho phép. Một số trường hợp không đủ giấy tờ họp pháp (thiếu hộ khấu thường trú) buộc phải trở về nơi ở cũ để sinh hoạt và học tập. Thời gian đi lại tăng lên, bán kính phục vụ quá xa khiến bộ phận dân cư này gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Việc chia xé các dịch vụ công cộng với dân tái định cư khiến những người sống trong vùng tiếp nhận ít nhiều bị ảnh hướng.
Các khu nhà ớ tái định cư được khảo sát đều chưa có hệ thống phòng khám, bệnh xá sơ cứu,…
“Súng ra có nơi đi lại tập thê dục, thoáng mát, nhưng ốm đau có muốn đi mua viên thuốc thì củng cách đây bốn cây số”. Nguyên Thị Nụ, 60 tuổi, P.508, B3A Nam Trung Yên
“Các khu chung cư phải có nơi để cho dân cấp cứu trước mắt rồi mới đi đến bệnh viện, chứ chẳng có như thế này thì là không quan lảm đến dân ”. Nguyễn Thị Thu, 67 tuổi, P701 Nhà N02, Dịch Vọng
Biểu đồ dưới thể hiện sự bức xúc của người dân đối với vị trí và Cơ sở hạ tầng của người dân. 8,4% trong tổng số 500 người được hỏi phàn nàn chuyện đi lại khó khăn, 54% hộ xa chợ và đến 64% kêu ca về chất lượng dịch vụ.
Biểu đồ Đánh giá về vị trí căn hộ tái định cư với chợ và trung tâm thương mại
Một số khu tái định cư
Một số khu ở tái định cư có thiết kế các điểm vui chơi sinh hoạt công cộng. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều điếm đã bị biến thành khu dịch vụ gửi xe, bán hàng…
Qua điều tra xã hội học, trái với tầm quan trọng của trường học, khu vui chơi giải trí xếp cuối cùng trong thứ tự ưu tiên (Chỉ có 5% xếp vào mức độ ưu tiên nhất, còn hơn 80% coi đó là ưu tiên gần cuối và cuối cùng).
Điều đó cũng phản ánh thực tế là do còn quá nhiều bức xúc và tồn tại về những yêu cầu thiết yếu (chất lượng nhà ở, trường học, chợ…) nên người dân tái định cư chưa có thời gian quan tâm nhiều đến các hoạt động tinh thần, thư giãn, nghỉ ngơi giải trí…
Biểu dồ Tầm quan trọng của khu vui chơi, giải trí trong thứ tự ưu tiên của người dân
Khu tái định cư Nam Trung Yên nằm đối diện ngay Trung tâm Hội nghị quốc gia, phía sau Siêu thị Big c, đáng lẽ phải trở thành vị trí đắc địa giữa thủ đô đang mỡ rộng về phía Tây. Tuy nhiên, vị trí nằm xa đường, xung quanh là đồng ruộng, đường chính nối từ đường Phạm Hùng từ 4 năm nay vẫn nham nhở, đường đi ngổn ngang bê tông, đoạn xung quanh nhà là đường đất, cỏ dại mọc um tùm.
Khu tái định cư Nam Trung Yên được xây dựng phục vụ cho dân tái định cư tại dự án đường Kim Liên, Ô Chợ Dừa với khoảng gần 1.000 hộ dân. Tuy nhiên, khu tái định cư này gồm những ngôi nhà nằm chơ vơ, cơ sở hạ tầng tồi tàn. Đường vào là những hố ga chứa nước thải sinh hoạt rộng mỗi chiều vài mét không hề được đậy nắp.
Hoàn toàn không có trường mẫu giáo, trường cấp I trong khu tái định cư Nam Trung Yên. Trẻ em lứa tuổi mẫu giáo thường bỏ học vì phải đi quá xa. Học sinh cấp 1 phải đi học trái tuyến ở những nơi khác. Trường cấp 2 Nam Trung Yên đã khánh thành từ tháng 8.2007, nhưng sau 1 năm vẫn chưa khai giảng, không rõ lý do gì.
Hệ thống chợ cũng không được bố trí. Trước đây người dân tổ chức chợ cóc tự phát ngay dưới sân nhưng bị Ban Quản lý cấm họp, trong khi ra chợ khu vực gần nhất cũng phải hơn 2km. Do đó, người dân đã tự tổ chức chợ ngay ở các hành lang nhà cao tầng, thậm chí ngay trong mỗi hộ. Có tất cả các “mặt hàng” thiết yếu như thịt, rau,gạo, nước mắm, tạp phẩm, thậm chí hương, vàng mã… Tóm lại, người dân khu Nam Trung Yên như đarig bị đẩy lên một “hoang mạc” ngay giữa lòng Thủ đô.
Cây xanh, vườn hoa… ở khu tái định cưTrung Hòa – Nhân Chính tương đối đáp ứng dược nhu cầu
Tại khu tái định cư Trung Hoà – Nhân Chính đến nay không có trường tiểu học và nhà trẻ công lập, không có trạm y tế, không có nơi hội họp, không có chợ… Thực tế trong hồ sơ, trường tiểu học đã có trong quy hoạch được duyệt nhưng chưa được xây dựng. Các cơ sở hạ tầng khác (điện nước, khu công cộng nghỉ ngơi ngoài trời…) ớ khu tái định cư này tương đối tốt, do đi theo sự đồng bộ của khu đô thị mới Trung Hòa – Nhân Chính.